Kinh nghiệm chơi và bảo quản đồng hồ cổ.

Kinh nghiệm chơi và bảo quản đồng hồ cổ.

6 10 99
Kinh nghiệm chơi và bảo quản đồng hồ cổ. 10 6 99
Qua một thời gian phục vụ các Bác chơi đồng hồ Nga kể cả mới và cổ, em xin lưu ý với các Bác một số vấn đề như sau ạ.


1) VỆ SINH, BẢO QUẢN để luôn giữ đồng hồ sạch, đẹp, bền:


- Đồng hồ có vỏ mạ vàng hay mạ crom đều chịu ảnh hưởng bới môi trường xung quanh, đặc biệt tránh các dung dịch điện ly, chất hóa học: nước muối, nước biển (trừ các đh đặc chủng) và ngay cả tiếp xúc với mồ hôi trong thời gian dài. Do vậy nên thường xuyên duy trì thói quen lau đồng hồ mặt trước để đảm bảo luôn sáng bóng, mặt sau để đảm bảo sạch mồ hôi- đặc biệt là các vị trí viền đáy, góc chân càng- Nếu để lâu dài sẽ bị ăn mòn điện hóa, rỗ, tróc, cáu bám bẩn rất mất mĩ quan.- Nếu có thời gian, các Bác chịu khó tháo hẳn chốt lắp dây, lau vệ sinh toàn bộ thì rất là hoan nghênh. Ta càng giữ gìn tốt thì lớp mạ sẽ càng bền. Mồ hôi, đặc biệt là mồ hôi muối là yếu tố rất kị, ở VN đặc biệt là ở HN sắp vào ngày hè, nắng nóng mồ hôi nhiều lại cần vệ sinh thường xuyên hơn. Đặc thù khí hậu ở Nga rất mát mẻ, không khí khô sạch nên sau nhiều năm sử dụng mà lớp mạ vẫn còn rất đẹp như vậy.



- Khi làm việc nặng nhọc (bưng, bê, vác), hoạt động mạnh, thể thao (đá bóng, tennis,...) nên tháo đồng hồ (trừ những dòng đặc chủng) để tránh va đập làm ảnh hưởng tới kết cấu máy và cũng như tránh sước cho vỏ đồng hồ.

- ĐH vàng đúc hay mạ vàng thì đều có nhược điểm là kim loại vàng là kim loại mềm, dễ bị sước và biến dạng. Mặc dù khi làm đồ trang sức thì đã được bổ sung các kim loại khác, tạo thành hợp kim nhằm tăng cứng, chống mòn cho bề mặt chi tiết, tuy nhiên độ cứng của nó cũng giới hạn nhất định, do vậy tránh tiếp xúc với vật cứng có độ cứng lớn hơn bề mặt của lớp mạ sẽ gây sước làm giảm độ bóng đẹp, sạch sẽ cho chiếc đồng hồ.

2) LÊN CÓT: Đồng hồ lên cót với đặc điểm tích lũy năng lượng cho bộ cót thông qua việc vặn núm đh. Không nên vặn giật cục như kiểu phát một rồi thả đột ngột mà nên theo kiểu miết giữa 2 bề mặt ngón cái và ngón trỏ, di chuyển bề mặt ngón chỏ phía dưới từ TRÊN (trước) XUỐNG DƯỚI (sau) theo chiều dài của ngón cái. Làm như vậy sẽ đảm bảo lực miết khi lên cót sẽ tăng ở phần đầu khi lên cót và giảm ở phía sau. Như vậy sẽ cảm nhận được việc căng cót là tốt nhất và gần như là không bao giờ bị vặn quá tay, tuột cót. Khi làm như vậy và cảm nhận núm chặt rồi, không di chuyển được nữa có nghĩa là cót đã đầy. Rất nhiều trường hợp các Bác lên cót chưa đúng và đh chạy chỉ được khoảng 10h, trong khi đó đh mỗi lần lên cót đầy, chạy không dưới 30h cho mọi loại đh cổ.

3) ĐH TỰ ĐỘNG CỔ: Theo lời khuyên của những người chơi đồng hồ cổ lâu năm- với đồng hồ cổ tự động, trước khi đặt lên tay sử dụng với chức năng tự động, nên lấy cót khoảng 4-6 vòng (mồi) cho đồng hồ. Việc này sẽ đảm bảo hệ thống được khởi động tốt, và chức năng tự động sẽ được phát huy tốt sau đó và sẽ chạy chính xác ngay từ đầu.

TRÊN ĐÂY LÀ MỘT SỐ LƯU Ý THEO KINH NGHIỆM BẢN THÂN, NẾU ANH EM BẠN BÈ CÓ THÊM KINH NGHIỆM, RẤT MONG PHỔ BIẾN THÊM CHO ANH EM ĐỂ LUÔN ĐẢM BẢO RẰNG MÌNH ĐEO CHIẾC ĐỒNG HỒ LUÔN ĐẸP VÀ THỰC SỰ LÀ NGƯỜI BẠN CỦA MÌNH VỚI KHÁI NIỆM CẦN CHĂM SÓC THẬT SỰ.

Nguồn sưu tầm

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Top